Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm Nang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm Nang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Nghị lực của cô gái 'thách thức' bệnh ung thư


Phát hiện mình bị ung thư, tưởng chừng mọi thứ đã kết thúc với cô gái 31 tuổi nhưng cô gái này là một trường hợp đặc biệt

Truyền lửa

Sau mấy lần hẹn, cuối cùng chị cũng thu xếp được thời gian vào lúc 12 giờ trưa, sau khi kết thúc giờ dạy trên giảng đường. Chị sôi nổi kể về những công việc, những dự định tình nguyện vì cộng đồng của mình. Chị bảo, công việc của chị hiện còn nhiều hơn cả lúc khỏe, vì thế quỹ thời gian càng eo hẹp hơn. Nhưng được làm việc chính là động lực giúp chị vượt qua những đớn đau trong cuộc chiến với bệnh tật.



Nguyễn Thị Khánh Thương được Thành Đoàn Hà Nội chọn là một trong 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2012.

Khánh Thương có sự đồng cảm đặc biệt với những mảnh đời bất hạnh, éo le. Nhóm từ thiện Vòng tay yêu thương (FHG) được chị sáng lập năm 2006 với hàng loạt chiến dịch, chương trình gây dấu ấn như: Yêu thương trong những vòng tay; Kết nối yêu thương; Trao cho em ngày mai; Một giờ làm người khiếm thị… Chị đã đi và sẻ chia với nhiều mảnh đời khác nhau không chỉ bằng vật chất mà còn kết nối những con người xa lạ xích lại gần nhau.

Năm 2009, chị nhận học bổng học thạc sĩ tại Úc. Dù ở xa nhưng chị vẫn thường xuyên kết nối, hỗ trợ các hoạt động của FHG. Ngoài ra, chị cũng tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở Úc, đặc biệt là các hoạt động liên quan bệnh nhân ung thư.

Với sự năng nổ của mình, chị được Hội đồng Ung thư của Úc tại bang News South Wales tuyên dương là trưởng nhóm xuất sắc trong chiến dịch gây quỹ phòng chống và nghiên cứu ưng thư “Daffidil Day” và “Pink Ribbon Day” năm 2010.



Khánh Thương (bên trái) tại phong trào gây quỹ cho bệnh nhân ung thư ở Úc.

Cũng tại đây, chị gặp anh Aaron Thaan, hai người đã viết nên câu chuyện tình yêu đẹp như mơ và quyết định đi đến hôn nhân. Thế nhưng, số phận trớ trêu, một ngày sau lễ ăn hỏi, Thương nhận tin sét đánh, chị bị ung thư vú giai đoạn 3.

Chị được chồng động viên sang Úc phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ca phẫu thuật thành công, hy vọng sống vừa lóe lên thì các bác sĩ phát hiện khối u đã di căn vào xương.

Các phác đồ điều trị chỉ có tác dụng duy trì sự sống của chị trong một thời gian nhất định. Khát khao có con nhưng sức khỏe không cho phép để mang thai, chị định áp dụng phương pháp cấy trứng nhờ em gái mang thai hộ nhưng cũng không thể được, vì theo bác sĩ căn bệnh quái ác này có thể đã ảnh hưởng đến trứng. Mọi hy vọng đều sụp đổ. Chị sốc nặng.

Nhưng nhờ sự động viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu lớn của người chồng, chị đã lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống. Chị lao vào đọc, dịch các loại tài liệu liên quan bệnh ung thư vú để in thành sách. Ý tưởng về việc xây dựng dự án truyền thông gây quỹ cho bệnh nhân ung thư vú của chị đã được nảy sinh từ những tháng ngày chiến đấu với bệnh tật ở nơi xa xứ đó.



Một ngày sau lễ ăn hỏi, Khánh Thương nhận tin sét đánh, chị bị ung thư vú giai đoạn 3.

Sẻ chia

Cuối năm 2012, chị trở về nước và đều đặn lên giảng đường truyền đạt kiến thức cho sinh viên và bận rộn với các kế hoạch thực hiện dự án.

Nhiều phụ nữ đồng cảnh ngộ đã tìm đến chị để được tâm sự, sẻ chia, học hỏi kinh nghiệm chống chọi với căn bệnh quái ác. Nhiều phụ nữ sau khi nói chuyện với chị đã vượt qua được khủng hoảng tâm lý, sống lạc quan hơn.

Căn nhà nhỏ trên phố Hạ Đình, Thanh Xuân (Hà Nội) chị cũng tận dụng thành phòng làm việc cho các tình nguyện viên (TNV).

Hiện chị có gần 40 tình nguyện viên chuyên dịch các tài liệu liên quan bệnh ung thư vú và hàng trăm TNV là sinh viên các trường y, dược trên địa bàn Hà Nội đến các bệnh viện phát tài liệu và hướng dẫn bệnh nhân tập các bài thể dục phục hồi chức năng sau phẫu thuật.


Chị Thương hướng dẫn các tình nguyện viên học các bài thể dục phục hồi chức năng .



Khánh Thương cùng các em nhỏ miền núi huyện Sơn Dương, Tuyên Quang trong một chuyến đi tình nguyện.

“Dự án sẽ giúp cho bệnh nhân trang bị các kiến thức để tự chăm sóc mình từ chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho đến tâm lý, từ đó nâng cao chất lượng bệnh nhân, hạn chế di căn; giảm chi phí điều trị”, chị Thương nói.

Với phương châm: “Không từ chối bất kỳ sự giúp đỡ nào”, chị sẵn sàng nhận tất cả mọi sự giúp đỡ từ cộng đồng để giúp những phụ nữ cùng cảnh ngộ.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Cà rốt - “Vũ khí” mới phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học Anh đã tuyên bố cà rốt là một “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu do Giáo sư Norman Maitland đến từ ĐH York phụ trách cho thấy một chế độ ăn uống giàu vitamin A có thể là chìa khóa để đánh bại bệnh ung thư tuyến tiền liệt bởi nó khiến căn bệnh này trở nên dễ điều trị hơn.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit retenoic (một chất hóa học được tạo thành từ vitamin A) có thể làm giảm khả năng xâm lấn sang các mô xung quanh của căn bệnh ung thư này.
Vitamin A có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà rốt, khoai lang và các loại rau xanh như cải xoăn.
Giáo sư Maitland cho biết: “Nếu căn bệnh này bị hạn chế trong tuyến tiền liệt thì nó có thêm nhiều khả năng có thể được điều trị bằng các loại thuốc thông thường. Việc này có thể coi là phòng bệnh hơn chữa bệnh nhưng nó có thể ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh ung thư này. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng các gen đôi cụ thể được “tắt” trong các tế bào gốc ung thư tuyến tiền liệt ác tính. Khi chúng ta khiến chúng được “bật” trở lại bằng việc sử dụng axit retenoic thì căn bệnh này trở nên ít nguy hiểm hơn. Từ nhiều năm nay, chúng ta đã biết nồng độ vitamin A thấp trong mẫu máu của những người đàn ông có liên hệ tới bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, chưa có ai hiểu về các cơ chế liên quan. Đây là một phát hiện mới thú vị, liên kết một nhân tố trong chế độ ăn uống của chúng ta với các tế bào gốc ung thư tuyến tiền liệt”.
Mỗi năm có 41.000 đàn ông nước Anh được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt và hơn 10.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Nguy cơ ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng (ruột kết) là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Phần lớn người mắc bệnh này bị các vấn đề về tiêu hóa.
Người bệnh thường coi đây là hậu quả của thói quen ăn uống không tốt và sự chọn lựa thực phẩm không phù hợp. Sau đây là một số nguy cơ gây bệnh theo khuyến cáo của các chuyên gia.

 Những bữa ăn quá linh đình và lười vận động sẽ không tốt cho sức khỏe
- Ảnh: shutterstock

Bị bệnh viêm ruột. Người bị viêm ruột càng lâu càng dễ mắc bệnh ung thư đại trực tràng do mô ruột bị viêm trong thời gian dài. Lý do, những khu vực bị viêm có thể tạo ra các tế bào phát triển bất thường và theo thời gian sẽ hình thành các tế bào ung thư.
Có khối u nhỏ trong ruột. Đây là yếu tố dẫn đến nguy cơ ung thư đại trực tràng lớn nhất. Các u nhỏ này thường gây chảy máu trong ruột. Các chuyên gia cho biết một khối u thịt mới phát triển sẽ có 2,5% nguy cơ gây ung thư đại trực tràng trong 5 năm đầu và tỷ lệ này sẽ tăng lên 24% sau 20 năm. U càng lớn càng dễ chuyển thành ung thư.
Chế độ ăn uống. Những người ăn nhiều trái cây và rau củ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, ngũ cốc nguyên cám cũng có tác dụng giảm bệnh tương tự. Trong khi đó, chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ, vốn giàu chất đạm và chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Rượu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Việc dùng các loại thức uống có cồn ở mức hợp lý không phải là yếu tố gây bệnh, nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc. “Phì phèo” trong thời gian dài có thể gây bệnh ung thư đại trực tràng do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, khói thuốc lá có chứa chất gây ung thư. Thứ hai, việc hút thuốc lá làm tăng kích thước của khối u trong ruột.
Lười vận động. Những người ít tham gia các hoạt động thể chất cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy việc trọng lượng cơ thể tăng trong khi hoạt động thể chất giảm có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Yếu tố di truyền. Nghiên cứu cho thấy tiền sử gia đình có người bị các bệnh ung thư dạ dày, gan và xương là cơ sở để tầm soát ung thư ruột kết. Ngoài ra, không thể xem nhẹ bệnh sử cá nhân do phụ nữ có tiền sử ung thư buồng trứng, dạ con hoặc vú có nguy cơ bị ung thư dạng này cao hơn. 

Sự thật về sừng tê giác chữa được ung thư

Sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin, giống hệt như thành phần trong móng chân, móng tay người và hoàn toàn không chữa được ung thư hay tăng khả năng đàn ông như lời đồn.

Hiện nay, nhiều người săn lùng sừng tê giác như một loại thần dược có thể chữa ung thư, tăng khả năng đàn ông, giải độc, giải rượu. Nhưng liệu sừng tê giác có thực sự là thần dược?
Lý giải về việc này Bác sĩ Lưu Văn Minh Trưởng khoa xạ 2 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết: Sừng tê giác hoàn toàn không có giá trị chữa bất cứ bệnh ung thư nào. Đây là những lời đồn đoán không có cơ sở khoa học, trái lại việc sử dụng sừng tê giác đã đánh mất khá nhiều thời gian để các bác sĩ có thể trị khỏi cho người bệnh; chưa kể là sự hao tốn về tiền bạc vì sừng tê giác có giá rất đắt.

Còn Tiến sĩ Naomi Doak, Điều phối viên Chương trình TRAFFIC Tiểu vùng Mekong mở rộng chia sẻ. “Sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin và hoàn toàn không có tác dụng chữa ung thư hay tăng cường khả năng tình dục.
Nhiều loại thuốc đông y đã được chứng minh có thể chữa trị hiệu quả một số bệnh khác nhau và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Nhưng sừng tê giác không phải một trong các loại thuốc đó. Những lời đồn thổi, những lời nói dối vẫn lan rộng và nó đang châm ngòi cho nhu cầu và việc sử dụng sừng tê giác.”
Tê giác là loài động vật quí hiếm được pháp luật bảo vệ và việc buôn bán sừng tê giác và các sản phẩm từ sừng tê giác là bất hợp pháp, nhưng nó vẫn được nhắc đến và sử dụng như một vị thuốc đông y trong một số tài liệu Y học cổ truyền Việt Nam. Mặc dù từ nhiều năm nay, nó đã không được đề cập đến trong Dược điển Việt Nam.
Hiện nay, tại Châu Á, trong đó có Việt Nam sừng tê giác được coi là thần dược, mặc dù không có đủ bằng chứng khoa học về tác dụng chữa bệnh của nó”. bà Nguyễn Thúy Quỳnh, Trưởng phòng Truyền thông, Qũy bảo vệ thiên nhiên Quốc tế-Việt Nam chia sẻ.
Nạn buôn bán các loài hoang dã đã đẩy nhiều quần thể hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng và đã trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Số vụ săn bắt trộm tê giác châu Phi đã tăng từ 13 trong năm 2007 lên 668 trong năm 2012.
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, hơn 200 cá thể tê giác đã bị giết tại Nam Phi, trong khi đó nhiều quốc gia Châu Phi và châu Á khác cũng đang phải đối mặt với nạn săn trộm tê giác ngày càng gia tăng.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

ăn gì để phòng ung thư

TT - Lo lắng trước nhữngnguy cơ gây ung thư từ thực phẩm, nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đến cuộc giao lưu trực tuyến “Ăn uống thế nào để phòng tránh bệnh ung thư?” được tổ chức tại Tuổi

Một bạn đọc trẻ tuổi là Nam Lê băn khoăn: Ngay một số quán ăn, nhà hàng cũng dùng nhiều phụ gia, thực phẩm kém chất lượng. Đây có phải là một trong những nguyên nhân chính làm số người mắc bệnh ung thư tăng cao? Cách phòng tránh trong tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra khắp mọi nơi?  
Ăn chay, ăn nhiều rau cải, trái cây...
Bác sĩ Lưu Văn Minh, trưởng khoa xạ 2 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho rằng thực tế đúng như bạn Nam Lê phản ảnh, việc sử dụng các chất phụ gia, bảo quản ngoài quy định còn phổ biến. Những chất này đôi lúc tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có những chất có khả năng gây ung thư. Để tránh tình trạng trên, mọi người nên sử dụng thực phẩm được các cơ quan chức năng kiểm định như rau an toàn, thực phẩm sử dụng các chất phụ gia được cấp phép... Theo bác sĩ Huỳnh Hồng Hạnh, phó khoa ngoại 4 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chế độ ăn phòng ngừa ung thư được khuyến cáo là ăn chay, nhiều rau cải, trái cây, hạt, đậu, hạn chế thịt đỏ, sản phẩm từ sữa, mỡ động vật, đường.
"Những bệnh nhân ung thư ổn định vài chục năm đều là những bệnh nhân lạc quan và có khát vọng sống rất cao"
BS Huỳnh Hồng Hạnh
Trước thắc mắc của bạn đọc Lê Khánh Huyên, 22 tuổi: “Thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư?”, bác sĩ Lưu Văn Minh tư vấn: để phòng tránh bệnh ung thư nên sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hạn chế nhiều thịt đỏ, chất béo và các đồ uống có cồn, tránh xa những thực phẩm được bảo quản bởi phụ gia và hóa chất độc hại. Việc chế biến thực phẩm cũng góp phần hạn chế sinh ra những chất trung gian gây ung thư như: tránh dùng cá muối vì có nhiều chất nitrosamine gây ung thư, hạn chế những thực phẩm nướng hoặc chiên dưới nhiệt độ cao sẽ tạo nên những chất trung gian sinh ung thư...
Từng nghe truyền miệng liệu pháp ăn kiêng hoặc nhịn ăn chữa được bệnh ung thư nên bạn đọc Phạm Anh, 39 tuổi, gửi câu hỏi: “Bệnh nhân ung thư nên sống vui vẻ, lạc quan, ăn uống bổ dưỡng để chống lại bệnh tật hay phải thực hiện chế độ ăn kiêng ngặt nghèo hoặc nhịn ăn?”. Bác sĩ Hạnh cho rằng với bệnh ung thư chỉ cần có chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp, không cần thiết phải ăn kiêng hay nhịn ăn. Sống lạc quan, vui vẻ cũng rất cần thiết. Thực tế cho thấy những bệnh nhân ung thư ổn định vài chục năm đều là những bệnh nhân lạc quan và có khát vọng sống rất cao. Khi đã xác định mục đích sống vì người thân sẽ giúp bệnh nhân vượt qua những trở ngại trong điều trị.
Sản phẩm lên men có làm tăng nguy cơ ung thư?
Người Việt sử dụng nhiều loại thực phẩm được ủ lâu ngày hay lên men như nước mắm, các loại khô mắm, chao, tương hột... Vậy các loại thực phẩm này có làm tăng nguy cơ ung thư không? Ngoài ra, nấu nướng ở nhiệt độ cao có thể tăng nguy cơ gây ung thư từ thức ăn? Bác sĩ Minh khẳng định việc nấu nướng thức ăn ở nhiệt độ cao, đặc biệt là chế biến các loại thịt động vật bằng cách chiên hoặc nướng sẽ tạo ra những chất trung gian có khả năng sinh ung thư. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm lên men như nước nắm, chao, tương hột làm tăng nguy cơ ung thư.
Một vấn đề khác cũng nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc là bệnh ung thư có chữa trị được không. Tại sao người bị bệnh ung thư ở nước ta không sớm thì muộn cũng phải ra đi, các bác sĩ thường bó tay? Có cách nào tầm soát bệnh này hiệu quả nhất và tránh được bệnh? Bác sĩ Huỳnh Hồng Hạnh cho biết bệnh ung thư nếu điều trị ở giai đoạn sớm rất hiệu quả. Có nhiều bệnh nhân điều trị ổn định trên 10 năm và vẫn sống vui, sống khỏe. Đối với bệnh ung thư vú, điều trị ở giai đoạn sớm tỉ lệ chữa khỏi có thể lên đến 70-80%. Quan trọng là người dân phải được tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý vì 30-40% ung thư có liên quan tới ăn uống, lối sống.
THÙY DƯƠNG ghi
Cần khám định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm các bệnh ung thư. Đối với nam giới, khi khám sức khỏe định kỳ các bác sĩ thăm khám và cho làm một số xét nghiệm tầm soát các bệnh ung thư phổ biến như: thử máu để xem có gì bất thường, chụp X-quang phổi để tầm soát ung thư phổi, thăm khám trực tràng để tầm soát ung thư vùng đại trực tràng, tiền liệt tuyến... Đối với nữ giới, việc khám phụ khoa định kỳ làm phết tế bào cổ tử cung âm đạo (còn gọi là Pap’s smear) để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung; siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú...